Header Ads

Cơ quan quản lý đất đai theo pháp luật Việt Nam

🗣 Hỏi: Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi theo pháp luật Việt Nam, có những cơ quan nào thực hiện việc quản lý đất đai? Xin cảm ơn Luật sư.

👩‍🎓 Trả lời: 

📖 Căn cứ theo Điều 24 Luật Đất đai năm 2013, cơ quan quản lý đất đai được quy định như sau:
1⃣ Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2⃣ Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ”.

📖 Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị đình 01/2017/NĐ-CP:
1⃣ Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

2⃣ Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.
3⃣ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
4⃣ Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.
💢 Như vậy, có các cơ quan quản lý đất đai như sau:
3⃣ Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai ở Trung ương.
2⃣ Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương:
i. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh.
ii. Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý đất đai cấp huyện.
iii. Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
3⃣ Ngoài ra, cơ quan quản lý đất đai còn có tổ chức dịch vụ công về đất đai, gồm (Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP):
i. Văn phòng đăng ký đất đai;
ii. Tổ chức phát triển quỹ đất.

🍒 Trên đây là nội dung tư vấn của VietPointLaw về quy định pháp luật Việt Nam đối với việc quản lý đất đai. Bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết, cụ thể hơn.

Trân trọng.
Bộ phận Tư vấn Pháp luật


CÔNG TY LUẬT TNHH VIETPOINT
☎️ Hotline: 08 9997 3979 (Luật sư Lâm Minh Sang)
📧 Email tư vấn: minhsang@vietpointlaw.vn
📬 Địa Chỉ: 216 Nguyễn Hoàng, Khu Phố 5, Phường An Phú, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh



Được tạo bởi Blogger.