Header Ads

Jesse Livermore - Kỳ 9-12: Tư duy trading của cậu bé 14 tuổi

Jesse Livermore sinh ngày 26/7/1877 tại Shrewsbury, Massachusetts. Cha mẹ ông là Laura và Hiram Livermore. Cha của Livermore là 1 người nông dân nghèo cố gắng kiếm sống nhờ vào mảnh đất kém màu mỡ của nước Anh mới. Hiram Livermore đánh mất nông trại trong những năm tháng đầu đời của Jesse Livermore, và gia đình chuyển tới Paxton, Massachusetts để sống với ông bà của Jesse. Hiram cuối cùng cũng gom đủ tiền để mua đất nông trại tại phía Nam Acton. 


Livermore nhanh chóng học được việc cày cuốc trên mảnh đất đầy đá của nước Anh mới là như thế nào. Nhặt những viên đá trên chiếc cày là công việc đầu tiên của cậu bé. Kiếm sống được trên 1 mảnh đất nhỏ tại Massachusetts là 1 việc cực kỳ khó và cực nhọc trong thời đại chuyển giao của thế kỷ mới. 

Cậu bé Livermore rất mảnh khảnh, ốm yếu và thường xuyên bị bệnh. Việc này khiến cậu đọc rất nhiều, đặc biệt những tờ báo và tạp chí hiếm hoi mà cậu có thể đặt tay lên. Cậu chộp lấy bất kỳ quyển sách nào trong tầm tay và ngay lập tức chìm vào thế giới tưởng tượng mà chúng mở ra cho cậu. 

Livermore rất thông minh và sáng tạo, có khả năng dẫn dắt các luận điểm để dẫn tới 1 kết luận hợp lý. Không quá lâu trước khi Livermore nhận ra rằng giấc mơ về thành công và sự thám hiểm của cậu không thể nào thực hiện được trên mảnh đất khô cằn này. 

Cha của Livermore là 1 người khó gần, ít nói và thường ít khi biểu lộ cảm xúc. Ông quản lý căn nhà với 1 thái độ ít tha thứ, nghiêm khắc và nặng nề. Mẹ của Livermore hoàn toàn ngược lại - đầy tình thương và dịu dàng, và dành nhiều thời gian cho đứa con quý giá của bà. 

Tại trường, Livermore học xuất sắc môn toán. Cậu có thể giải quyết các phương trình trong đầu và chỉ đưa ra đáp án, hay tìm 1 cách khác để giải bài toán thầy đưa cho lớp. Một lần, cậu thách thức 1 giáo viên đua giải 1 bài toán khó. Cậu thắng. Từ đó cậu được đặc cách học nhiều lớp học toán nâng cao hơn, để thoả mãn niềm đam mê của cậu. 

Toán học là người bạn của cậu, và nó đến với cậu 1 cách dễ dàng. Cậu vượt qua khối lượng học toán của 3 năm chỉ trong vòng 1 năm. Cậu có thể đặt nhiều tầng lớp các con số trong đầu, và hình thành các mẫu hình. Các con số luôn tìm tới bộ não như máy tính của cậu. 

Khi Livermore được 13 tuổi, cha cậu giải thích rằng giáo dục là không cần thiết và thừa thãi đối với cuộc đời 1 người nông dân. Tại tuổi 14, Livermore bị cha cấm đến trường và cấm túc trong nhà. Ông giải thích rằng Livermore sẽ trở thành 1 nông dân toàn thời gian và buộc phải đóng góp vào tài sản của nhà cậu. 

Nhưng Livermore thông minh hơn thế. Cậu vờ như tuân theo ý muốn của cha, nhưng thực chất lại bàn cách với mẹ cậu để trốn đi. Chỉ vài tuần sau đó, với 5 đô la trong túi từ mẹ cho, Jesse Livermore trốn khỏi nông trại và thuê 1 chiếc xe đến Boston. Cậu biết đây là điều đúng cần phải làm. Cậu phải đi ra thế giới và kiếm tài sản cho mình. Mặc dù không có kế hoạch cụ thể nào, cậu biết là mình đã đi đúng hướng.

Livermore chỉ mới 14 tuổi khi đặt chân đến Boston, và với thế giới của người lớn, Livermore hình dung rằng các mẫu hình trong cuộc sống của cậu đã được lập trình sẵn và đang chạy trong bộ não của cậu. Cậu có 1 sức mạnh thầm lặng và sự quyết tâm của rất nhiều người Anh Mới - những con người quá quen với việc đối mặt với các mảnh đất cằn cỗi, thời tiếc khắt nghiệt, và các cơn bão tài chính. 

Hình ảnh người đàn ông của Livermore được hình thành từ cha cậu: im lặng, làm việc chăm chỉ, cứng đầu, xa cách, không cảm xúc, quyết đoán, ít giao tiếp, và sự gia trưởng nặng nề trong gia đình. Hình ảnh người phụ nữ dựa trên mẹ cậu và vài cô gái cậu gặp trên trường: hiền dịu, nuôi dưỡng, thông minh, nhiều cảm xúc, và đầy yêu thương. Cậu cũng biết rằng phụ nữ có vẻ thích cậu, và họ luôn luôn đối xử tốt với cậu. 

Cậu nhận ra rằng, thậm chí chỉ mới tuổi 14, rằng sự thành công, tiền tài và danh tiếng có thể đến trực tiếp từ việc vận hành bộ não, không phải thân thể. Cậu cũng biết rằng chính hành động của cậu là thứ quan trọng, không phải lời nói - điều này cậu học từ người cha cậu. 

Nhưng mẹ cậu mới là người cung cấp cho cậu tài chính cậu cần tại Boston và cuộc sống mới. Cậu sẽ trả toàn bộ cho mẹ với lãi suất cao. 

Khi Jesse Livermore đặt chân tới Boston tại tuổi chớm 14, cuộc đời của cậu chỉ mới bắt đầu, nhưng cậu sẽ không bao giờ quên được những bài học từ thời thơ ấu. Giờ, cậu cần tập trung vào tương lai. Cậu đặt cha và mẹ cậu vào 1 góc trong bộ não, và khoá nó lại. Cậu không thể chịu được sự làm phiền nào khiến cậu không thành công. Khả năng đè nén cảm xúc có ở cậu bé 1 cách tự động. Cậu có thể hành động bất kể tình trạng cảm xúc như thế nào. Cậu bé này đã đấu tranh cả đời để tách biệt cuộc sống kinh doanh với cuộc sống cá nhân. Và cậu gần như đã thành công.

Tại tuổi 14, Jesse Livermore tóc vàng, mắt xanh, gầy gò và thông minh, với 1 nụ cười lém lỉnh ẩn chứa hàm răng trắng tinh. Sự tự tin của cậu chạy mạnh trong huyết quản.

Cậu lướt qua Boston và đến trước cửa văn phòng Webber, đứng lại 1 lát trước khi bước vào. Cậu quan sát những khách hàng đến và đi. Những cái máy báo giá chạy tick tick và viết ra vô hạn những ký tự. Những cậu bé viết bảng trồi lên tụt xuống chiếc bảng dài bằng cả chiều dài của văn phòng như những vũ công trên sân khấu. Chúng đăng lên các giá cổ phiếu nhanh chẳng kém những cái máy báo giá, và thường sẽ có 1 khách hàng ngồi quan sát những cái máy và hét vào mặt chúng. 

Khách hàng ngồi trên những chiếc ghế đối diện bức tường, háo hức quan sát chiếc bảng phấn, thỉnh thoảng lại đi tới phòng của những người môi giới để đặt lệnh. Livermore ghi nhớ trong đầu toàn bộ các hành động đó: tiếng tick tick của máy báo giá, tiếng ken két của phấn đè lên bảng, và tiếng người nói chuyện ồn ào háo hức. Tất cả những chuyển động và hành động làm cậu cực kỳ phấn khởi. Ngón tay cậu nhẹ nhàng chạm vào bề mặt kính của những cái máy báo giá, chúng vừa ấm vừa mát trên bàn tay cậu. Giống như 1 quả cầu pha lê, trừ khi bạn có khả năng đọc thấy tương lai thì bạn đã giàu như Croesus, người đàn ông giàu nhất thế giới. Cậu quan sát. Người ta đang giàu lên sau mỗi giây và mỗi tiếng tick của cái máy báo giá. Cậu không hề nghĩ tới thua lỗ.

Văn phòng này có mùi rất thơm đối với cậu, với hỗn hợp các chất liệu gỗ, phấn bảng và mực in, của sự phấn khích và năng lượng của con người, cafe ủ đá - từ khoảnh khắc cậu đặt chân vào văn phòng Paine Webber tại Boston.

Cậu đã bước rất xa khỏi cái nông trại.

Cậu đang mặc 1 cái áo sơ mi hơi rộng với cậu. Mẹ cậu đã mua như vậy để lớn lên thì cậu vẫn có thể mặc được. Cậu tìm người quản lý, hít 1 hơi thật sâu, và chạm vào vai anh ta. Người quản lý là 1 người đàn ông tầm tuổi 40. Anh ta nhìn vào Livermore và thấy mùi nông trại nồng nặc.

“Mày muốn gì, cậu nhóc?” Anh hỏi, nhìn lướt qua cậu.
“Một công việc”
“Mày có giỏi toán không?”
“Có” 
“Thấy tụi đứng viết mấy con số lên bảng không?”
“Thấy.”
“Ờm, ta đang thiếu 1 thằng viết bảng. Một đứa không phô diễn.” Anh ta ngắm Livermore. “Mày có phải là 1 thằng không phô diễn? Mày sẽ làm tao thất vọng?”
“Không thưa ngài, tôi sẽ phô diễn.”

“Được.” Anh ta cười. “Tao sẽ cho mày 1 cơ hội, nhóc. Tao cũng bắt đầu từ 1 thằng nhóc viết bảng.”
“Vâng thưa ngài” Livermore trả lời.
“Và nhìn tao đây, 25 năm sau, tao là chủ ở đây. Mày đừng quên đây là Mỹ, nhóc, nơi mà ai cũng có thể làm thứ họ muốn. Giờ tao không thể đứng đây tác dóc với mày cả ngày. Tao phải đi kiếm chút tiền. Mày muốn công việc chứ?”
“Vâng thưa ngài.”
“Được. Bỏ cái túi của anh mày xuống đi, nhóc, rồi bước lên cái bảng đó.”
“Tôi không có anh.”
“Tao không quan tâm mà có hay không. Tao chỉ nói mày vì cái túi của mày bự quá, giờ thì lên đứng đó đi.”

Tay quản lý quan sát Livermore khi cậu bỏ áo khoác xuống và leo lên chiếc thang dựa vào cái bảng. Cậu được đưa cho 1 mẩu phấn ngay lập tức. 

“Đây nhóc, cầm cái này.” Thằng nhóc kia cũng đưa cho cậu 1 cái áo khoác bành.
“Nhóc, cậu gọi tôi là nhóc? Cậu cũng chỉ là thằng nhóc thôi.” Livermore nói.
“Không phải tại cái bảng này, tao không phải thằng nhóc. Tao đã làm việc này 4 năm rồi.” Thằng kia cười.
“Này nhóc” tay quản lý hét vào mặt Livermore.
“Vâng?” Livermore trả lời, sợ rằng cậu đã thay đổi ý định về công việc này. 
“Mày chưa hỏi tao về lương.”
“Lương là gì?” Livermore trả lời.
“Sáu đô một tuần,” tay quản lý trả lời. “Và nhóc, đừng mắc phải sai lầm nữa, luôn luôn đàm phán. Đừng chỉ lấy những gì người ta cho mày. Nếu là tao, tao sẽ lấy 7 đô. Tao đã nói rằng tao cũng từng là 1 thằng nhóc. Mày phải lấy những gì mày có thể trên thế giới này. Đàm phán.”
“Vâng thưa ngài”

Tay quản lý lườm Livermore và quay lại làm việc. 

Livermore chỉ mới đặt chân tại Boston ít hơn nửa giờ trước đó. Cậu đã có 1 công việc và 1 bài học miễn phí về đàm phán, và cậu đã quyết định mua cho mình 1 bộ vest vừa vặn. Cậu không muốn bị sỉ nhục về cách mình ăn mặc.

Livermore tìm cho mình 1 căn phòng nhỏ gần văn phòng Paine Webber. Cậu luôn dậy vào lúc trời vừa mới bình minh, và luôn là người tới sớm nhất văn phòng, thường chờ đợi tay quản lý tới với chùm chìa khoá. Cậu yêu mọi thứ về công việc của mình. Làm 1 thằng nhóc viết bảng giống như là được đi tới trường đại học về chứng khoán vậy. Cậu muốn được học mọi thứ trong văn phòng. Ban đầu mọi thứ còn rất mới lạ với cậu, nhưng dần dà mọi thứ cũng được hé lộ, và cậu biết rằng nếu ngày nào đó cậu có thể giải mã được cái gọi là thị trường và phát triển 1 hệ thống giao dịch, cậu sẽ giàu.

Livermore trẻ có được mọi thứ: các cuộc trò chuyện với những nhà môi giới, từ các khách hàng với tiền tip, và từ những khách hàng thường trực tại chiếc bảng phấn mỗi ngày. Các lý thuyết sáng tạo về giao dịch được giải thích cho cậu vào các thời gian rỗi, vào các giờ giải lao, và vào giờ nghỉ trưa. Văn phòng có 1 nhiệm vụ duy nhất, kiếm tiền từ hành động của thị trường chứng khoán. Những người ở đây là những tay chơi trên thị trường, và Livermore cùng các cậu bé khác là 1 phần quan trọng của họ. Chúng di chuyển lên xuống hành lang, đăng những lệnh thực lên cái bảng.

Những việc làm tại chiếc bảng này sau này trở thành 1 trong các nhân tố quan trọng khiến Livermore thành công. Cậu nhanh chóng học được rằng những gì các nhà môi giới nói, hay các khách hàng, hay những tờ báo nói đều không quan trọng - thứ duy nhất quan trọng là những gì cái máy báo giá nói. Cậu cũng quan sát được rằng các thông tin từ chiếc máy báo giá ít khi trùng khớp với những gì các khách hàng hay nhà môi giới dự đoán. Cái máy báo giá có cuộc sống của riêng nó, và đó là sự sống quan trọng nhất. Tuyên bố của nó định đoạt mọi thứ.


Cậu yêu thích công việc viết các báo giá lên cái bảng, bởi vì cậu có 1 trí nhớ tượng hình khi làm công việc liên quan tới con số. Trí nhớ của cậu đối với các con số là hoàn hảo, tiếng thét của các con số báo giá từ chiếc máy không thể bắt kịp tốc độ ghi nhớ của Livermore. Cậu không bao giờ bị tụt lại khi viết các báo giá, bất kể chúng có nhanh thế nào. Chúng mắc kẹt trong đầu cậu như chiếc búa bổ vào gỗ. 

Cuối cùng, cậu bé Livermore bắt đầu thấy những mẫu hình lặp lại từ các con số. Vào ban đêm, ngồi 1 mình trong phòng, cậu có thể viết ra vài con số từ các mảnh trí nhớ ghép lại. Cậu bắt đầu viết nhật ký các con số, và các mẫu hình nhất định bắt đầu hiện ra. Cậu phát hiện rằng các con số này “di chuyển” theo các con sóng đều đặn, thường dưới dạng các xu hướng rất mượt. Khi giá 1 cổ phiếu bắt đầu tăng, hay giảm, nó thường mắc kẹt trong xu hướng đó cho tới khi 1 động lực nào đó buộc chúng phải đảo chiều. Dấu hiệu từ các hành động này thường thể hiện trong các mẫu hình số học. 

“Cổ phiếu hành động thuận với các quy luật vật lý,” cậu nghĩ. “Một thân thể đang trong chuyển động có xu hướng tiếp diễn chuyển động, cho tới khi 1 vật khác ngăn chặn hoặc làm đảo ngược chuyển động đó.” Cậu giữ các mẩu ghi chú các cổ phiếu trong thời gian dài hơn, và sau đó phát hiện thêm 1 điều: Có các mẫu hình tồn tại trong các mẫu hình, và thậm chí các mẫu hình lớn hơn có thể hình thành. 

Cậu giữ cuốn nhật ký này bí mật và không bàn luận những khám phá này với ai. Cậu thích sự bí mật 1 cách tự nhiên. Cậu có sự tự tin rất lớn vào khả năng toán học của mình, thậm chí khi đó cậu chỉ mới 14 tuổi. Bên cạnh đó, cậu quá bận rộn với công việc đăng các con số báo giá và quan sát hành động của thị trường trên chiếc bảng phấn, tới mức không thể tham gia vào các lần tán gẫu trong thời gian làm việc. 

Jesse Livermore đã có những tư duy đầu tiên về thị trường tài chính từ khi mới 14 tuổi.

Bởi vì cậu làm việc với cái bảng phấn, lắng nghe những tiếng thét báo giá cổ phiếu, xoá đi và viết lại những con số hàng trăm lần mỗi ngày, hàng ngàn lần mỗi tuần - cậu đã học được cách hướng sự chú ý vào sự thay đổi của các con số, không phải nguyên nhân cho sự thay đổi. Cậu không có thời gian kiếm lý do giải thích cho sự thay đổi của giá cổ phiếu. Có thể có hàng triệu lý do khiến giá thay đổi. Những lý do này có thể được hé lộ sau này, sau khi sự việc đã xảy ra. Nhưng cho tới khi lý do được hiểu, sự thay đổi đã là 1 sự kiện trong quá khứ, và đã quá trễ để kiếm tiền. 

Cuốn sổ của cậu bé Jesse Livermore rất ngắn gọn, súc tích và cực kỳ chính xác. Tại tuổi 15, cậu bắt đầu tìm kiếm các mẫu hình lặp lại, tìm kiếm 1 hệ thống, cố gắng xác định các quy tắc toán học tự nhiên đang hình thành trên thị trường. 

Cậu cũng quan sát được rằng phần lớn những con người trong văn phòng nơi cậu làm việc đều thua lỗ. Những người này có vẻ đang hành động 1 cách ngẫu nhiên. Họ không có kế hoạch, không có cách tiếp cận nhất quán và có lý trí đối với thị trường. Họ chỉ đang đánh bạc, giống như chơi cua rơ hay tú lơ khơ. Hôm nay họ có thể chơi nước cờ yêu thích, ngày mai đã có thể thay bằng nước khác, hay họ có thể mua 1 tờ báo chứng khoán và chọn mua theo lời khuyên của các chuyên gia.

Đó là những ngày cực nhọc của Livermore. Cậu đang yêu thích từng phút giây cậu ở trong thị trường. Và cậu được trả lương cho điều đó!

Sau 6 tháng làm việc chăm chỉ, cuối cùng Livermore cũng có được 1 chuỗi các lệnh ghi trong cuốn sổ, cậu vẫn bỏ sót 1 phần quan trọng trong phương trình, và cậu biết điều đó. Cậu vẫn chưa mua cổ phiếu đầu tiên. Cậu biết rằng trừ khi cậu mua 1 cổ phiếu, cậu sẽ chẳng bao giờ biết được cậu sẽ quản lý bản thân như thế nào. Giống như 1 tay cờ bạc chỉ biết nói phét, mọi chuyện chỉ bắt đầu khi anh ta cược ván đầu tiên bằng tiền của mình. Khi một Trader cược 1 lệnh, mọi thứ thay đổi. Lúc đó và chỉ lúc đó, anh ta mới bước vào thế giới trần tục nhất của cảm xúc. Anh ta luôn cho rằng lý trí của mình được kiểm soát, và nó là 1 lý trí mạnh. Điều mà anh ta không biết là cảm xúc nó không như lý trí. 

Livermore đã quan sát những khách hàng tại văn phòng Paine Webber, và cậu biết rằng chính cảm xúc sẽ là thứ làm nên hay bẻ gãy cậu - cơ bản là sợ và tham, 2 cảm xúc ác quỷ của thị trường (người dịch: mới 15 tuổi sao biết được những thứ này nhỉ?). Hoặc là+ bạn kiểm soát nó, hoặc là nó kiểm soát bạn. 

Đã tới lúc cậu bé Livermore mua cổ phiếu đầu tiên, nhưng cậu có rất ít tiền. Làm sao để mua 1 cổ phiếu giá rẻ?

Sau này Livermore đã lấy vợ và có 2 đứa con, Jesse Jr. và Paul. Ông kể lại cho 2 đứa con của mình vào rất nhiều dịp rằng muốn mua cổ phiếu rẻ, hãy tới tiệm bán xô nước. 

Ngày 6/11/1928 - trong 1 căn phòng tối tăm tại bệnh viện phía đông Manhattan, vị vua kiếm tiền đang nằm đó chờ chết. Qua những bóng đen chầm chậm vụt qua tâm trí của ông, ông có thể nghe 1 tiếng thì thào, nhắc đi nhắc lại câu hỏi. “Ai làm điều này, Ngài Rothstein?” Câu hỏi này phát ra 1 cách thiếu sự hứng thú và máy móc. “Ai bắn ngài?” Nhưng Rothstein không trả lời. Phản ứng duy nhất của ông là chầm chậm quay đầu vào tường và thì thầm: “nếu tôi sống, tôi sẽ làm việc đó.” Rồi ông nhắm mắt và ra đi.

- William Klingaman, 1929: Năm cuộc Đại suy thoái 

Arnold Rothstein, được biết trong giới ngầm với tên gọi “Bộ Não”, là 1 thiên tài với tiền. Ông bắt đầu là 1 tay cờ bạc, nhưng sau vài chuỗi chiến thắng ngoạn mục, ông trở thành vị vua của thế giới ngầm và sống với danh hiệu đó. Ông bị buộc với nhiều tội. Tài sản của ông cực kỳ lớn. Cuộc sống tài chính của ông đi vào huyết mạch của hầu như mọi tỷ phú Mỹ. 

- Trader Việt - (còn tiếp)
Được tạo bởi Blogger.